Một viên chức Mỹ cho CNN biết các giàn pháo của Trung Cộng được tiết lộ
trong bài báo của Wall Street Journal hôm qua đã không còn thấy trên
không ảnh nữa, có thể đã được tháo gỡ hay che dấu.
Nhắc lại,
một bài báo trên Wall Street Journal trích dẫn lời của một viên chức Mỹ
tố cáo Trung Cộng đặt hai giàn pháo trên một trong hai đảo nhân tạo
thuộc khu vực biển đang tranh chấp ở Trường Sa.
Cũng theo tin tức trên CNN, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Hoa
Xuân Oánh (Hua Chunying) vừa phát biểu:“Trung Quốc kêu gọi Mỹ nghĩ ba
lần trước khi hành động, chấm dứt các phát biểu và hành động có tính
khiêu khích và làm việc nhiều hơn cho lợi ích của hòa bình và ổn định
khu vực thay vì làm ngược lại”.
Lời phát biểu của Hoa Xuân
Oánh đáp lại những phát biểu cứng rắn của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton
Carter, qua đó ông cam kết Mỹ sẽ không giảm bớt các hoạt động quân sự
chung quanh khu vực đảo nhân tạo thuộc phạm vi 600 dặm từ bờ biển Trung
Quốc. Carter cũng nhấn mạnh Mỹ chẳng những tiếp tục hiện diện quân sự
trong khu vực mà còn ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong đó có đồng
minh Philippines của Mỹ và Việt Nam.
Tranh chấp biển Đông là
cuộc tranh chấp vô cùng phức tạp. Mỗi quốc gia trong cuộc đều có những
khó khăn riêng. Quan hệ kinh tế rất lớn giữa Mỹ và Trung Cộng mang đặc
tính phụ thuộc vào nhau sâu sắc, khác với quan hệ giữa Mỹ và Nhật hay
giữa Mỹ và Đức trong thế chiến thứ hai.
Đồng ý rằng nước nào
cũng có khó khăn nhưng Trung Cộng là nước đương đầu với nhiều khó khăn
nhất, không phải chỉ đối ngoại mà quan trọng hơn là khó khăn nội bộ. Nếu
có xung đột quân sự, các quốc gia dân chủ dù thiệt hai bao nhiêu vẫn có
cơ hội phục hồi nhưng Trung Cộng sẽ sụp đổ.
Để tiếp tục chủ
trương bành trướng, Trung Cộng theo đuổi chính sách đối ngoại như cách
loài chuột đồng tàn phá mùa màng. Trung Cộng không đánh chiếm những vùng
lớn, phát động những trận đánh lớn như trong chiến tranh biên giới 1979
mà chỉ từ từ gặm nhấm dần mòn lãnh thổ và lành hải Việt Nam như cách
đám chuột đồng gặm nhấm từng bụi lúa.
Một mặt Trung Cộng lớn
tiếng với quốc tế là luôn theo đuổi chính sách “hòa bình” và “ổn định”
nhưng mặt khác lấn chiếm từng bãi san hô, từng hòn đảo nhỏ trên biển
Đông, đặt những giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam. Những hành vi ăn
cắp vặt này không đủ va chạm quyền lợi nặng đến mức các cường quốc phải
đặt vấn đề và các biến cố do loài chuột đồng Trung Cộng gây ra không đủ
tác hại an ninh khu vực đến mức quốc tế phải quan tâm.
Mỹ
biết quá rõ từng điểm yếu và chủ trương của Trung Cộng nên dù tiếp tục
chính sách ngoại giao hai mặt (dual-track policy) tức hợp tác xuyên qua
ngoại giao, mậu dịch, khoa học kỹ thuật và văn hóa giáo dục nhưng vừa
qua cũng tăng cường các biện pháp quân sự mạnh hơn và quyết liệt hơn để
đáp ứng với sự gia tăng quân sự của Trung Cộng trong vùng Đông Á.
Sự kiện đưa máy bay thám thính tối tân nhất của Mỹ US P8-A Poseidon bay
trên khu vực Trung Cộng đang xây đảo nhân tạo trên biển Đông, bất chấp
việc hải quân Trung Cộng khám phá và phát tín hiệu cảnh cáo 8 lần là một
thách thức công khai và chứng tỏ có hiệu quả, ít nhất trong tạm thời.
Dù tuyên bố hung hăng, đám chuột đồng Trung Cộng cũng đã biết run trước phản ứng cứng rắn của Mỹ.
Trần Trung Đạo
Friday, May 29, 2015
Pháo Trung Cộng đặt trên đảo Trường Sa
Sáng nay, 29 tháng 5, hàng loạt các hãng tin Mỹ đưa tin hai giàn pháo
của Trung Cộng được đặt tại một trong hai đảo mà Trung Cộng đang chiếm
giữ trong quần đảo Trường Sa. Khám phá này được đăng đầu tiên trên tờ
Wall Street Journal hôm qua, 28 tháng 5, kèm theo không ảnh cho thấy
hàng trăm tàu bè Trung Cộng đang hoạt động trong vùng.
Điều này xác định sự nghi ngờ của Mỹ về việc Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo cho các mục đích quân sự là đúng.
Cũng theo tờ Wall Street Journal, các giàn pháo Trung Cộng không đe dọa trực tiếp đối với các phi cơ hay tàu bè của Mỹ, nhưng có khả năng bắn đến các quốc gia láng giềng đang tranh chấp với Trung Cộng. Trung Cộng không bình luận gì về những tố cáo do phía Mỹ đưa ra.
Hành động của Trung Cộng vừa qua cho thấy “Giấc mơ Trung Hoa” để làm chủ Á Châu của Tập Cận Bình và lãnh đạo CSTQ đã quá rõ ràng.
Không giống như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào những kẻ được Đặng Tiểu Bình chọn lựa và rèn luyện, Tập Cận Bình không muốn núp dưới bóng Đặng Tiểu Bình. Với y, Đặng thuộc về một giai đoạn của quá khứ và trong thời đại Trung Cộng ngày nay chỉ có Tập Cận Bình sau Mao Trạch Đông.
Gốc gác của Tập Cận Bình không phải là nhà kinh tế hay chuyên viên kỹ thuật mà là con người của tư tưởng chính trị. Suốt thời gian trước khi gia nhập đảng CSTQ vào tháng Giêng 1974 đến cho khi nắm quyền chủ tịch đảng, Tập Cận Bình được trui rèn trong lý luận Mác Xít. Hầu hết hoạt động chính trị của y đều gắn liền với hệ thống đảng, từ chức vụ bí thư huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc cho đến Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Đảng CSTQ. Bằng tốt nghiệp đại học đầu tiên của y cũng về Tư tưởng và Lý luận Mác. Trước khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình là Hiệu trưởng Trường Đảng Trung Ương.
Họ Tập chủ trương từng bước xây dựng bộ máy chiến tranh tại Á Châu như là lối thoát và biện pháp phản công trước Chính sách Ngăn ngừa Trung Cộng (China Containment Policy) của Mỹ.
Chủ trương của họ Tập là bản sao chủ trương của Hitler đã thực hiện tại châu Âu trong những năm đầu thập niên 1930.
Nhắc lại, năm 1936, trước khi đưa quân vào vùng Rhineland, Hitler chỉ thị các tướng lãnh Đức nếu quân đội Pháp can thiệp, không được đánh trả mà phải lập tức rút quân về. Quân Pháp không ngăn chận và thử nghiệm của Hitler thành công. Sau đó y tiếp tục thử nghiệm Áo, rồi Tiệp cho đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ ngày 1 tháng 9, 1939.
Câu hỏi mà nhiều sử gia, nhiều nhà phân tích đặt ra rằng Thế chiến Thứ hai có thể đã tránh được không? Phần lớn các nhà phân tích cho rằng có thể tránh được nếu các lãnh đạo thế giới thời đó kịp thời ngăn chận tham vọng của Hitler. Các lãnh đạo châu Âu đã không ngăn chận Hitler nên sau đó phần lớn châu Âu bị tàn phá và khoảng 80 triệu người bị giết. Và tương tự, Trung Cộng sẽ thiêu đốt Á châu nếu tham vọng bành trướng của Tập Cận Bình và lãnh đạo CSTQ không kịp thời bị ngăn chận.
Trần Trung Đạo
Điều này xác định sự nghi ngờ của Mỹ về việc Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo cho các mục đích quân sự là đúng.
Cũng theo tờ Wall Street Journal, các giàn pháo Trung Cộng không đe dọa trực tiếp đối với các phi cơ hay tàu bè của Mỹ, nhưng có khả năng bắn đến các quốc gia láng giềng đang tranh chấp với Trung Cộng. Trung Cộng không bình luận gì về những tố cáo do phía Mỹ đưa ra.
Hành động của Trung Cộng vừa qua cho thấy “Giấc mơ Trung Hoa” để làm chủ Á Châu của Tập Cận Bình và lãnh đạo CSTQ đã quá rõ ràng.
Không giống như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào những kẻ được Đặng Tiểu Bình chọn lựa và rèn luyện, Tập Cận Bình không muốn núp dưới bóng Đặng Tiểu Bình. Với y, Đặng thuộc về một giai đoạn của quá khứ và trong thời đại Trung Cộng ngày nay chỉ có Tập Cận Bình sau Mao Trạch Đông.
Gốc gác của Tập Cận Bình không phải là nhà kinh tế hay chuyên viên kỹ thuật mà là con người của tư tưởng chính trị. Suốt thời gian trước khi gia nhập đảng CSTQ vào tháng Giêng 1974 đến cho khi nắm quyền chủ tịch đảng, Tập Cận Bình được trui rèn trong lý luận Mác Xít. Hầu hết hoạt động chính trị của y đều gắn liền với hệ thống đảng, từ chức vụ bí thư huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc cho đến Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Đảng CSTQ. Bằng tốt nghiệp đại học đầu tiên của y cũng về Tư tưởng và Lý luận Mác. Trước khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình là Hiệu trưởng Trường Đảng Trung Ương.
Họ Tập chủ trương từng bước xây dựng bộ máy chiến tranh tại Á Châu như là lối thoát và biện pháp phản công trước Chính sách Ngăn ngừa Trung Cộng (China Containment Policy) của Mỹ.
Chủ trương của họ Tập là bản sao chủ trương của Hitler đã thực hiện tại châu Âu trong những năm đầu thập niên 1930.
Nhắc lại, năm 1936, trước khi đưa quân vào vùng Rhineland, Hitler chỉ thị các tướng lãnh Đức nếu quân đội Pháp can thiệp, không được đánh trả mà phải lập tức rút quân về. Quân Pháp không ngăn chận và thử nghiệm của Hitler thành công. Sau đó y tiếp tục thử nghiệm Áo, rồi Tiệp cho đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ ngày 1 tháng 9, 1939.
Câu hỏi mà nhiều sử gia, nhiều nhà phân tích đặt ra rằng Thế chiến Thứ hai có thể đã tránh được không? Phần lớn các nhà phân tích cho rằng có thể tránh được nếu các lãnh đạo thế giới thời đó kịp thời ngăn chận tham vọng của Hitler. Các lãnh đạo châu Âu đã không ngăn chận Hitler nên sau đó phần lớn châu Âu bị tàn phá và khoảng 80 triệu người bị giết. Và tương tự, Trung Cộng sẽ thiêu đốt Á châu nếu tham vọng bành trướng của Tập Cận Bình và lãnh đạo CSTQ không kịp thời bị ngăn chận.
Trần Trung Đạo
Subscribe to:
Posts (Atom)