Sáng nay, 29 tháng 5, hàng loạt các hãng tin Mỹ đưa tin hai giàn pháo
của Trung Cộng được đặt tại một trong hai đảo mà Trung Cộng đang chiếm
giữ trong quần đảo Trường Sa. Khám phá này được đăng đầu tiên trên tờ
Wall Street Journal hôm qua, 28 tháng 5, kèm theo không ảnh cho thấy
hàng trăm tàu bè Trung Cộng đang hoạt động trong vùng.
Điều này xác định sự nghi ngờ của Mỹ về việc Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo cho các mục đích quân sự là đúng.
Cũng theo tờ Wall Street Journal, các giàn pháo Trung Cộng không đe dọa
trực tiếp đối với các phi cơ hay tàu bè của Mỹ, nhưng có khả năng bắn
đến các quốc gia láng giềng đang tranh chấp với Trung Cộng. Trung Cộng
không bình luận gì về những tố cáo do phía Mỹ đưa ra.
Hành
động của Trung Cộng vừa qua cho thấy “Giấc mơ Trung Hoa” để làm chủ Á
Châu của Tập Cận Bình và lãnh đạo CSTQ đã quá rõ ràng.
Không
giống như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào những kẻ được Đặng Tiểu Bình
chọn lựa và rèn luyện, Tập Cận Bình không muốn núp dưới bóng Đặng Tiểu
Bình. Với y, Đặng thuộc về một giai đoạn của quá khứ và trong thời đại
Trung Cộng ngày nay chỉ có Tập Cận Bình sau Mao Trạch Đông.
Gốc gác của Tập Cận Bình không phải là nhà kinh tế hay chuyên viên kỹ
thuật mà là con người của tư tưởng chính trị. Suốt thời gian trước khi
gia nhập đảng CSTQ vào tháng Giêng 1974 đến cho khi nắm quyền chủ tịch
đảng, Tập Cận Bình được trui rèn trong lý luận Mác Xít. Hầu hết hoạt
động chính trị của y đều gắn liền với hệ thống đảng, từ chức vụ bí thư
huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc cho đến Chủ tịch Quân Ủy Trung
Ương Đảng CSTQ. Bằng tốt nghiệp đại học đầu tiên của y cũng về Tư tưởng
và Lý luận Mác. Trước khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch đảng và nhà nước
Trung Cộng Tập Cận Bình là Hiệu trưởng Trường Đảng Trung Ương.
Họ Tập chủ trương từng bước xây dựng bộ máy chiến tranh tại Á Châu như
là lối thoát và biện pháp phản công trước Chính sách Ngăn ngừa Trung
Cộng (China Containment Policy) của Mỹ.
Chủ trương của họ Tập là bản sao chủ trương của Hitler đã thực hiện tại châu Âu trong những năm đầu thập niên 1930.
Nhắc lại, năm 1936, trước khi đưa quân vào vùng Rhineland, Hitler chỉ
thị các tướng lãnh Đức nếu quân đội Pháp can thiệp, không được đánh trả
mà phải lập tức rút quân về. Quân Pháp không ngăn chận và thử nghiệm của
Hitler thành công. Sau đó y tiếp tục thử nghiệm Áo, rồi Tiệp cho đến
khi Thế chiến thứ hai bùng nổ ngày 1 tháng 9, 1939.
Câu hỏi mà
nhiều sử gia, nhiều nhà phân tích đặt ra rằng Thế chiến Thứ hai có thể
đã tránh được không? Phần lớn các nhà phân tích cho rằng có thể tránh
được nếu các lãnh đạo thế giới thời đó kịp thời ngăn chận tham vọng của
Hitler. Các lãnh đạo châu Âu đã không ngăn chận Hitler nên sau đó phần
lớn châu Âu bị tàn phá và khoảng 80 triệu người bị giết. Và tương tự,
Trung Cộng sẽ thiêu đốt Á châu nếu tham vọng bành trướng của Tập Cận
Bình và lãnh đạo CSTQ không kịp thời bị ngăn chận.
Trần Trung Đạo
No comments:
Post a Comment